Công bố Lina Supply Chain - Ứng dụng công nghệ Blockchain vào quản trị chuỗi cung ứng

Ngày 25/10/2018, tại TP.HCM, Lễ công bố Lina Supply Chain đã long trọng diễn ra với sự tham gia của các đại diện chính phủ, các đối tác công nghệ tại châu Á và đơn vị truyền thông lớn tại Việt Nam .

Ký kết hợp tác với các đối tác châu Á

Lina Supply Chain nằm trong một hệ sinh thái công nghệ Blockchain rộng lớn bao gồm nhiều nhà kinh doanh và người dùng, được đặt tên là Lina.Network. Đây là một nền tảng công nghệ được xây dựng trên Blockchain. Lina Supply Chain đảm bảo được việc theo dõi nguồn gốc một sản phẩm nào đó trong thời gian thực. Ba ưu điểm chính của nền tảng Lina khi áp dụng vào thực tiễn trong chuỗi cung ứng là khả năng hiển thị minh bạch, khả năng tối ưu và khả năng truy xuất nguồn gốc. 

Ông Vũ Trường Ca 

Theo ông Vũ Trường Ca đồng sáng lập công ty, cho biết hiện nay tại Việt Nam có 3 đối tượng rất cần công nghệ này là các công ty về thực phẩm, các công ty về nông nghiệp và các công ty về dược phẩm. Điều này sẽ đáp ứng được nhu cầu quan tâm nhất của khách hàng về thông tin sản phẩm như minh bạch, bất biến, mọi lúc mọi nơi, chuẩn hóa và an toàn. 

Được biết, Lina Network hiện nay còn là đơn vị hợp tác chính thức của Viện nghiên cứu blockchain miền Nam, phối hợp chặt chẽ với Viện về đào tạo nhân lực blockchain, về mạng lưới chuyên gia, thị trường và cung cấp đầu ra cho Viện . 

Tại buổi công bố Lina Supply Chain, Lina Network cũng đã tiến hành ký kết hợp tác với các đối tác châu Á. 

Về Blockchain trong quản trị chuỗi cung ứng 
Blockchain là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối chứa đựng các thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với các khối trước đó.
Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu. Thông tin trong blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.
Hiện nay, việc thiếu sự trao đổi thông tin đáng tin cậy xuyên suốt quá trình sản xuất và phân phối của sản phẩm không chỉ gây khó khăn trong việc xác định giá trị thực sự của hàng hóa mà còn trong việc điều tra khi có tiêu cực xảy ra trong quá trình sản xuất: giả mạo, nhiễm bẩn thực phẩm, lạm dụng lao động hoặc các hoạt động bất hợp pháp khác… đặc biệt trong ngành FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh).
Công nghệ Blockchain được phân cấp, mở rộng quyền truy cập cho tất cả mọi người, mã hóa, có khả năng lưu trữ một lượng lớn thông tin tự động và đồng bộ, kết hợp với công nghệ chip thông minh và cảm biến theo dõi tự động sẽ giúp tăng tốc độ chuỗi cung ứng. Những ưu điểm này khuyến khích sự tin tưởng giữa các đối tác vốn hay nghi ngờ vào chuỗi cung ứng. Càng nhiều thông tin đáng tin cậy được chia sẻ, tính minh mạch trong chuỗi cung ứng sẽ càng cao. Đó là khởi đầu của một chuỗi cung ứng hiệu quả.
- Hệ thống theo dõi dữ liệu không lỗi, giúp quản lý chuỗi cung ứng tốt hơn
Công nghệ Blockchain không cần máy quét hoặc bất cứ thiết bị nào tương tự để xác thực thông tin, nó có thể tự động lưu lại dữ liệu mọi thể loại về sản phẩm. Blockchain lưu lại mọi sự tương tác dù là nhỏ nhất trong suốt chiều đi của sản phẩm. Dữ liệu không hề bị ảnh hưởng, dù có vấn đề gì xảy ra với hệ thống.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tin cậy và an toàn, tăng cường tính minh bạch
Với blockchain, dữ liệu một khi đã được xác thực và lưu lại sẽ không thể thay đổi hay đánh cắp và ngăn chặn những tiêu cực thường thấy trong cơ sở dữ liệu truyền thống, ví dụ như việc khai khống dữ liệu vì mục đích cá nhân.
Với quyền truy cập rộng mở cho cả mạng lưới, các thành viên giờ đây có quyền bình đẳng chia sẻ dữ liệu. Điều này giúp tăng sự tin tưởng giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng và từ đó, tạo nên sự hợp tác chặt chẽ hơn trong cả hệ thống.
- Tăng năng suất làm việc, đơn giản hóa việc tìm lỗi trong chuỗi cung ứng
Khi lòng tin và sự minh bạch đã được hình thành, tất cả những tương tác liên quan đến sản phẩm đều trở nên nhanh chóng và thông suốt hơn, từ đó tăng năng suất và sản lượng giao dịch. Khi các giao dịch được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu có phân cấp và theo thứ tự thời gian, việc theo dõi lỗi trở nên thật đơn giản. Nó cũng giúp các nhà quản lý chuỗi cung ứng phản ứng kịp thời với các sự cố xảy ra trong chuỗi.

Lan Điền 
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: giadinhtieudung@gmail.com

* Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp
Giấy phép ICP số 45/GP-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 06/08/2019
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Hương Sen
Ghi rõ nguồn: giadinhtieudung.vn khi lấy thông tin từ trang này

* Bản quyền thuộc Hello Media
Văn phòng: Đường số 9, khu đô thị Sala,
Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: giadinhtieudung@gmail.com