Trong năm 2023, mặt hàng này đã thu về hơn 52,3 tỷ USD. Quốc tế đánh giá Việt Nam đã thu hút nhiều nhà sản xuất nước ngoài và không ngừng gia tăng thị phần xuất khẩu trong những năm qua.
Mới đây, hãng tin Reuters và báo The Hindu (Ấn Độ) có bài viết đánh giá về xuất khẩu điện thoại của đất nước Nam Á này, trong đó có đề cập đến sự vươn lên của Việt Nam trên bản đồ xuất khẩu điện thoại toàn cầu.
Theo đó, Việt Nam đã thu hút nhiều nhà sản xuất nước ngoài và không ngừng gia tăng thị phần xuất khẩu trong những năm qua, vượt qua cả Hàn Quốc để trở thành nước xuất khẩu điện thoại thông minh (smartphone) lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Hãng tin Reuters cho biết Bộ trưởng Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ Rajeev Chandrasekhar lo ngại, trong một bức thư soạn thảo hồi đầu tháng 1 năm nay, Ấn Độ thua Trung Quốc và Việt Nam do thuế nhập khẩu linh kiện di động cao.
Tờ The Hindu bình luận "sự trỗi dậy đáng kinh ngạc của Việt Nam có thể là do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường điện thoại thông minh ở Mỹ, nước nhập khẩu điện thoại di động lớn nhất".
Từ năm 2018 đến năm 2022, thị phần của Việt Nam trong nhập khẩu điện thoại thông minh của Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi từ 9% lên 18%. Việt Nam cũng đã cải thiện nhẹ thị phần của mình lên 1% trong nhập khẩu điện thoại thông minh tại Hong Kong (Trung Quốc) - nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới - nơi có thị phần của Ấn Độ. Nhật Bản, nước nhập khẩu lớn thứ tư thế giới, nhập khẩu 6% điện thoại thông minh từ Việt Nam, gần gấp ba lần so với thị phần của Ấn Độ.
Bộ trưởng Ấn Độ cho rằng nước này thua Trung Quốc và Việt Nam do thuế nhập khẩu linh kiện di động cao. Ảnh minh hoạ bởi AI.
Chính phủ Ấn Độ đã giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận di động như ống kính, pin và ốp lưng từ 15% xuống 10% vào cuối tháng 1. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiếp tục áp thuế 20% đối với bộ sạc và bảng mạch.
Bộ trưởng Công nghệ Thông tin Ấn Độ cho rằng Việt Nam đã thu hút nhiều doanh nghiệp muốn giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
The Hindu dẫn số liệu: Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có tỷ trọng xuất khẩu dưới 1% trước năm 2010. Đến năm 2022, tỷ trọng của Việt Nam tăng lên 12%, trong khi Ấn Độ đứng thứ bảy với tỷ trọng xuất khẩu hơn 2,5%.
Năm 2023: Sản lượng diện thoại di động của Việt Nam đạt hơn 197,3 triệu chiếc
Khi Trung Quốc tiếp tục chiếm thị phần lớn bằng cách xuất khẩu một nửa số điện thoại thông minh trên thế giới vào năm 2022, thì xu hướng tăng trưởng liên tục mà nước này chứng kiến trước năm 2015 đã không còn nữa. Hong Kong, UAE, Cộng hòa Séc, Mỹ và Hàn Quốc là những đối thủ khác trên thị trường xuất khẩu.
Vào tháng 11 năm 2022, Thủ tướng Narendra Modi đã ca ngợi xuất khẩu điện thoại khi vượt mốc 5 tỷ USD. Tại Đại hội Di động Ấn Độ năm 2023, ông Modi cho biết "cả thế giới sẽ sớm sử dụng điện thoại sản xuất tại Ấn Độ". Hiện xuất khẩu điện thoại thông minh của Ấn Độ đang ở mức dưới 10 tỷ USD mỗi năm, chỉ bằng một phần nhỏ so với mục tiêu.
Chính phủ Ấn Độ đã giảm thuế nhập khẩu đối với các bộ phận di động như ống kính, pin và ốp lưng từ 15% xuống 10% vào cuối tháng 1. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiếp tục áp thuế 20% đối với bộ sạc và bảng mạch.
Theo The Hindu, tuần trước, Xiaomi đã yêu cầu New Delhi giảm thuế đối với nhiều linh kiện được sử dụng trong máy ảnh và cáp USB, nói rằng điều này sẽ giúp "phù hợp với các nền kinh tế sản xuất cạnh tranh như Trung Quốc và Việt Nam".
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã mang về cho Việt Nam hơn 52,3 tỷ USD, giảm 9,7% so với năm 2022, đồng thời là mặt hàng có trị giá xuất khẩu cao thứ 2 trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, chỉ sau máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Còn số liệu từ Tổng cục Thống kê cho biết tính đến hết năm 2023, sản lượng điện thoại di động của Việt Nam đạt hơn 197,3 triệu chiếc, giảm 9,9% so với năm 2022.
Theo báo cáo từ HSBC, kể từ năm 2021, thị phần điện thoại thông minh của Việt Nam trên toàn cầu đã tăng đáng kể. Việt Nam đã giành 13% thị phần, nhanh chóng vượt qua Ấn Độ vươn lên vị trí nước xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc. Hơn 50% điện thoại thông minh trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Tags:
kinh doanh
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
giadinhtieudung@gmail.com