Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục tính thế nào? Tìm hiểu ngay để quyền lợi được đảm bảo

Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian 5 năm sử dụng, kéo dài liên tục ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.

Tại chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhiều người lao động quan tâm đến các quyền lợi khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đặc biệt là khi tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục.

Thông tin về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, quy định thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là thời gian sử dụng ghi trên bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước. Trường hợp gián đoạn tối đa không được quá 3 tháng.

Như vậy, nếu thời gian tham gia bảo hiểm y tế gián đoạn không quá 3 tháng thì được tính là liên tục.Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục là thời gian sử dụng ghi trên bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước và không được gián đoạn quá 3 tháng (Ảnh: Sưu tầm)

Về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, căn cứ theo điểm c, khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đã đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, và có “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

Để được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”, người khám chữa bệnh cần phải thỏa mãn 2 điều kiện, đó là đã tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên.

Đồng thời, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở mới sau khi điều chỉnh là 2,34 triệu đồng/tháng, áp dụng từ ngày 1/7/2024.

Liên quan đến việc thanh toán các chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mức lương cơ sở mới, Bộ Y tế đã có Công văn số 3687/BYT-BH hướng dẫn áp dụng mức lương cơ sở theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở để cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” được tính như sau:

Trường hợp từ 1/1/2024 đến trước ngày 1/7/2024, nếu đã tích lũy số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ đủ 6 tháng lương cơ sở, tương đương với 10,8 triệu đồng (theo mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng), thì không phải tiếp tục tích lũy số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nữa.

Trường hợp từ ngày 1/7/2024, nếu chưa tích lũy số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ đủ 6 tháng lương cơ sở, tương đương với 10,8 triệu đồng (theo mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng), thì số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cần tích lũy được xác định như sau:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam lưu ý, khi đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”, thì người tham gia bảo hiểm y tế sẽ không phải tiếp tục áp dụng cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đến hết năm dương lịch.

Theo Tiếp Thị Gia Đình
Bài viết đóng góp, xin gửi về email: giadinhtieudung@gmail.com

* Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp
Giấy phép ICP số 45/GP-STTTT do Sở TTTT cấp ngày 06/08/2019
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Hương Sen
Ghi rõ nguồn: giadinhtieudung.vn khi lấy thông tin từ trang này

* Bản quyền thuộc Hello Media
Văn phòng: Đường số 9, khu đô thị Sala,
Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: giadinhtieudung@gmail.com