Rau bắp cải giàu vitamin, chất xơ tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp ăn loại rau này.
Bắp cải và lợi ích cho sức khỏe
Rau bắp cải là loại rau quen thuộc, dễ ăn, dễ chế biến, thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm của các gia đình Việt. Bắp cải được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là loại rau của thế giới dinh dưỡng vì nó tương đối rẻ so với những loại rau khác nhưng nó lại có nhiều sinh tố bảo vệ sức khỏe con người.
Trong bắp cải giàu vitamin A, vitamin C, vitamin K. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, folate, kali, magiê. Các loại vitamin C trong bắp cải giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các loại bệnh, giảm căng thẳng và mệt mỏi.
Bắp cải là loại rau giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Bắp cải cũng là loại rau có hàm lượng protein cao hơn các loại rau khác, chỉ thấp hơn rau ngót. Ngoài ra, loại rau này còn giàu chất polyphenol, có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách hỗ trợ giảm huyết áp và ngăn ngừa sự hình thành tiểu cầu.
Ai không nên ăn bắp cải?
Không thể phủ nhận lợi ích dinh dưỡng mà bắp cải mang lại, tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại rau này. Dưới đây là 4 nhóm người nên tránh ăn bắp cải kẻo gây hại cho sức khỏe:
Người có hệ tiêu hóa kém
Bắp cải rất giàu chất xơ, hỗ trợ nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón... Tuy nhiên, nó không thích hợp cho người đang mắc bệnh tiêu chảy bởi ăn nhiều bắp cải có thể làm tình trạng này trở nặng hơn. Bên cạnh đó, loại rau này cũng không phải là thực phẩm lý tưởng cho người có hệ tiêu hóa kém bởi dễ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
Bởi vậy, để tránh rơi vào tình trạng trên, bạn tránh ăn bắp cải hoặc chỉ nên ăn ít và khi chế biến cần nấu chín thật kỹ bởi bắp cải sống sẽ dễ sinh ra chứng đầy hơi hơn.Người có hệ tiêu hóa kém nên tránh ăn bắp cải
Người bị bệnh thận
Bắp cải là loại rau chứa nhiều axit oxalic. Khi tiêu thụ quá nhiều, chúng sẽ dễ kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết khác như canxi, sắt, kali, mangiê.. tạo thành các muối oxalat.
Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, từ đó làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Do vậy, những người bị sỏi thận nên hạn chế ăn bắp cải, đặc biệt người đang bị suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo càng không nên ăn bắp cải.
Trường hợp bạn vẫn muốn ăn bắp cải thì nên cắt nhỏ và nấu kỹ để giảm thiểu lượng axit oxalic trong loại rau này.
Người bị cường giáp, bướu cổ
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết do rau bắp cải rất giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp.
Ngoài ra, bắp cải cũng chứa cả goitrin - một chất giúp chống ôxy hóa nhưng cũng làm tăng nguy cơ bướu cổ. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng, những người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ nên tránh ăn bắp cải hoặc chỉ nên ăn một lượng rất nhỏ. Đồng thời, khi sơ chế cần ngâm rửa từng lá và thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút mới chế biến để chất goitrin có thể được phân hủy tối đa.
Người tạng hànNgười có thể trạng yếu, lạnh bụng nên hạn chế ăn bắp cải
Theo Đông y, bắp cải có tính hàn, nên những ai có thể trạng yếu, lạnh bụng, lạnh tay chân hay gặp các vấn đề liên quan đến phong hàn nên tránh ăn bắp cải vì sẽ làm bệnh ngày một nặng hơn. Tuy nhiên, trường hợp bạn vẫn muốn thưởng thức loại rau này thì có thể thêm một nhánh gừng đập dập và luộc cùng bắp cải sẽ khiến trung hòa bớt tính hàn có trong bắp cải. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn một lượng bắp cải nhỏ kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc
Đây cũng là đối tượng không nên ăn rau bắp cải, bởi tiêu thụ nhiều rau bắp cải sẽ làm cho tình trạng dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là dưa bắp cải muối chua, vì nó có chứa histamine làm gây ngứa, chảy nước mắt, xung huyết và chảy nước mũi.
Theo Tiếp Thị Gia Đình
Tags:
sức khỏe
Bài viết đóng góp, xin gửi về email:
giadinhtieudung@gmail.com