Ngôi chùa gần 70 năm gìn giữ và bảo tồn giá trị truyền thống đạo Phật cho người Việt

Đạo Phật đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân vì thế việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, nhất là những di sản tâm linh luôn là nhiệm vụ của mỗi người Việt.

Ngày 6/1/2025, chương trình “Gala chào Xuân 2025” do Viện nghiên cứu Văn hóa Thăng Long tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là nơi gặp gỡ, giao lưu và tuyên dương những tấm gương tích cực trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo dân tộc.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu được vinh danh tại “Gala Chào Xuân 2025” tại Hà Nội

Sự kiện một lần nữa khẳng định di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là giá trị cốt lõi của bản sắc. Chương trình cũng là cầu nối gắn kết những người thực hành tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời thông qua sự kiện ghi nhận và tuyên dương các tổ chức tôn giáo, cơ sỡ tín ngưỡng, nhà hoạt động xã hội tiêu biểu… đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá di sản.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu, một ngôi chùa đặc biệt ở tỉnh Long An, là một trong những điểm sáng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của đạo Phật, đồng thời cũng là nơi con người tìm thấy sự giác ngộ và giải thoát đúng nghĩa.

Tiểu sử sơ lược về chùa Thiền Tông Tân Diệu và Ảnh hưởng của Đức Vua Trần Nhân Tông:

Tọa lạc tại địa chỉ 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, chùa Thiền Tông Tân Diệu trước ngày giải phóng, là nơi từng cưu mang và nuôi giấu 67 chiến sĩ Cách mạng, phục vụ cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chánh điện Chùa Thiền Tông Tân Diệu

Chùa Thiền Tông Tân Diệu không chỉ là một ngôi chùa đơn thuần, mà còn là một phần di sản văn hóa quý báu của quốc gia. Được sáng lập vào ngày 15 tháng 10 năm 1956, bởi Thiền Tông Sư Ni - Đức Thảo (thế danh Trần Thị Liệu), sau này con trai bà Thiền Tông Sư – Soạn giả Nguyễn Nhân tiếp nhận lại. Ông là người đã có công rất lớn trong việc gìn giữ và phổ biến pháp môn Thiền Tông tại Việt Nam.

 Cảnh quan xung quanh chùa Thiền Tông Tân Diệu tại Long An

Chia sẻ của Giáo sư - Tiến sĩ Bùi Quang Thanh – Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia: Khen mô hình chùa Thiền Tông Tân Diệu như vậy là rất tốt. Cần được nhân rộng ra để gìn giữ văn hóa và phát huy bản sắc dân tộc và một nét đẹp của truyền thống con người Việt Nam. Ngày Hiến pháp Miền Nam thì đã cho người dân được thực hành tín ngưỡng một cách tự do, mà đã nói đến tự do thì rất dễ gắn với chữ chủ quan của từng cá nhân, gắn với ý thích của từng cá nhân, thì như thế là với Chùa Thiền Tông Tân Diệu ở Long An này, thì các Vị trong Ban Quản Trị, rồi Viện Chủ ở đấy lại có những nhận thức rất đúng và như thế là đã để lại những ấn tượng rất là tốt cho cộng đồng xung quanh, cho người dân và như thế là đã góp phần xây dựng được nền tảng cho một cái nếp sinh hoạt văn hóa rất văn minh.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu và Giáo lý Thiền Tông

Chùa Thiền Tông Tân Diệu thực hành theo pháp môn Thiền Tông theo đúng lời Phật dạy. Pháp môn không cầu xin hay cúng bái, không thực hiện các nghi lễ cầu an, cầu siêu, không thắp hương, không cúng tụng, gõ mõ. Vì đó là tín ngưỡng dân gian. Việc chùa Thiền Tông Tân Diệu không có hòm công đức, chùa tự tiêu, tự chi. Không nhận tiền cúng dường của bá tánh, nhằm tránh những yếu tố tiêu cực và cũng để trả lại sự trong sáng cho đạo Phật.

Chùa Thiền Tông Tân Diệu còn nổi bật với việc lưu giữ và bảo tồn hơn 300 câu Kệ của Đức Phật, dạy về pháp môn Thiền Tông, cũng như hàng ngàn câu kệ của các vị Tổ, được khắc trên những bảng đá Hoa Cương rất đẹp. Đây, không chỉ mang giá trị về mặt văn hóa, lịch sử mà còn là những tư liệu quý giá về lời dạy của Đức Phật, của các vị Tổ Thiền Tông, giúp người tu hiểu rõ hơn về đạo Phật nói chung và pháp môn Thiền Tông nói riêng.

 Không gian bên trong chùa Thiền Tông Tân Diệu

Tất cả những di sản này đều minh chứng cho sự phong phú và sâu sắc của pháp môn Thiền Tông đang phổ biến tại Chùa Thiền Tông Tân Diệu. Những giá trị tinh thần này không chỉ là kho báu của Phật giáo, mà còn là tài sản quý báu của văn hóa, giáo dục và tôn giáo của dân tộc.

Thiền Tông Sư Hồng Phượng – Chùa Thiền Tông Tân Diệu chia sẻ thêm về giáo lý Thiền Tông: Pháp môn Thiền Tông của chùa Thiền Tông Tân Diệu phổ biến là pháp môn rất thực tế và khoa học, nên hiện có rất nhiều người giác ngộ được đạo Phật. Hiện tại có khoảng 40.000 người đang thực hành theo. Chùa có hệ thống truyền thiền bài bản theo dòng Thiền Tông, có cấp giấy và bằng chứng nhận cho người giác ngộ. Đặc biệt, chùa có tổ chức buổi lễ truyền thiền cho người giác ngộ sâu về Bí mật Thiền tông, mà có làm thơ hoặc kệ nói lên sự ngộ thiền của mình.

Năm 2019, Chùa Thiền Tông Tân Diệu được liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam kết nạp làm thành viên và công nhận chùa là “Không gian văn hóa tâm linh”. Đồng thời, Hội Di sản Việt Nam cũng tặng bằng khen cho chùa Thiền Tông Tân Diệu là nơi gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

 Cổng chùa Thiền Tông Tân Diệu

Năm 2023, Chùa vinh dự nhận được sự công nhận từ Viện Nghiên cứu Lịch sử Văn hóa Việt Nam, với giấy cảm ơn vì đã có công gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, cũng như giải đáp cho hơn 8.000 câu hỏi của độc giả về pháp môn Thiền Tông, mỗi câu trả lời đều nhận được sự tán dương và khen ngợi vì tính thuận lý, đầy đủ và sâu sắc.

Bên cạnh việc dạy Phật tử sống đúng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, sống đúng tư cách của một con người tốt, trở thành những tấm gương sáng trong cộng đồng, xã hội. Mô hình của chùa Thiền Tông Tân Diệu là một minh chứng rõ ràng cho việc giữ gìn và phát huy những giá trị

Địa chỉ Chùa Thiền Tông Tân Diệu: Số 273 ấp Chánh Hội, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Youtube: Kênh Tổ Đình Chùa Thiền Tông Tân Diệu.

Kinh Luân


Bài viết đóng góp, xin gửi về email: giadinhtieudung@gmail.com

* Trang Thông tin Điện tử Tổng hợp
Giấy phép số 45/GP-STTTT
Chịu trách nhiệm nội dung: Nhà báo Hương Nhu
Ghi rõ nguồn: giadinhtieudung.vn khi lấy thông tin từ trang này

* Bản quyền thuộc Hello Media
Văn phòng: Đường số 9, khu đô thị Sala,
Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
Email: giadinhtieudung@gmail.com